Thành phố Hồ Chí Minh, còn được biết đến với tên cũ là Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam và được dự đoán sẽ trở thành một siêu đô thị trong tương lai gần. Đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giải trí, và giáo dục hàng đầu tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai đô thị đặc biệt trực thuộc trung ương của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.
Ban đầu, vùng đất này được gọi là Prey Nokor trong tiếng Khmer, có nghĩa là “thành trong rừng”. Sau sự sụp đổ của đế chế Khmer, vùng Nam Bộ trở thành đất vô chủ và sau đó được sáp nhập vào Đại Việt nhờ công cuộc khai phá miền Nam của chúa Nguyễn. Năm 1698, Chúa Nguyễn cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, chính thức khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Ngày 05 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau khi đất nước thống nhất, Sài Gòn được đổi tên thành “Thành phố Hồ Chí Minh” vào ngày 2 tháng 7 năm 1976. Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, di tích lịch sử, và hệ thống bảo tàng phong phú.
Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại khoảng 10°10′ – 10°38’ vĩ độ Bắc và 106°22’– 106°54′ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Với vị trí địa lý thuận lợi và khí hậu đặc trưng, thành phố Hồ Chí Minh là điểm đến hấp dẫn với nhiều địa điểm tham quan du lịch đa dạng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Thành phố tự hào có 11 viện bảo tàng, nhiều công trình kiến trúc đẹp như Trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố, Nhà hát lớn, Bưu điện trung tâm, Bến Nhà Rồng, và Dinh Độc Lập. Ngoài ra, các địa điểm nổi tiếng như Địa đạo Củ Chi, Rừng ngập mặn Cần Giờ, và Vườn cò Thủ Đức cũng là những điểm đến không thể bỏ qua.
Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là một trung tâm du lịch mà còn là trung tâm mua sắm và giải trí lớn với nhiều khu vui chơi như Công viên Đầm Sen, Suối Tiên, và Thảo Cầm Viên, cùng với các khu mua sắm sầm uất như Chợ Bến Thành, Diamond Plaza, và hệ thống nhà hàng, quán ăn phong phú.
Danh sách 24 quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh (cũ và mới nhất)
Trước đây, Thành phố Hồ Chí Minh được chia thành 24 quận, huyện. Tuy nhiên, từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, thành phố chỉ còn 22 quận, huyện sau khi thành lập Thành phố Thủ Đức từ Quận 2, Quận 9, và Quận Thủ Đức theo Nghị Quyết số 1111/NQ-UBTVQH14.
Danh sách 24 quận, huyện TPHCM cũ:
- Quận Thủ Đức
- Quận 1
- Quận 2
- Quận 3
- Quận 4
- Quận 5
- Quận 6
- Quận 7
- Quận 8
- Quận 9
- Quận 10
- Quận 11
- Quận 12
- Quận Bình Tân
- Quận Bình Thạnh
- Quận Gò Vấp
- Quận Phú Nhuận
- Quận Tân Bình
- Quận Tân Phú
- Huyện Bình Chánh
- Huyện Cần Giờ
- Huyện Củ Chi
- Huyện Hóc Môn
- Huyện Nhà Bè
Danh sách các quận, huyện mới nhất sau khi thành lập Thành phố Thủ Đức:
- Thành phố Thủ Đức
- Quận 1
- Quận 3
- Quận 4
- Quận 5
- Quận 6
- Quận 7
- Quận 8
- Quận 10
- Quận 11
- Quận 12
- Quận Bình Tân
- Quận Bình Thạnh
- Quận Gò Vấp
- Quận Phú Nhuận
- Quận Tân Bình
- Quận Tân Phú
- Huyện Bình Chánh
- Huyện Cần Giờ
- Huyện Củ Chi
- Huyện Hóc Môn
- Huyện Nhà Bè
Khái quát về Thành phố Thủ Đức theo Nghị Quyết số 1111
Thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức, với tổng diện tích 211,56 km² và quy mô dân số hơn 1 triệu người. Thành phố Thủ Đức giáp ranh với Quận 1, Quận 4, Quận 7, Quận 12, Quận Bình Thạnh, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai. Thành phố Thủ Đức hiện có 34 phường, với quy mô và vị trí địa lý thuận lợi, hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm kinh tế, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai.